-8-

Giới Trẻ Theo Ai?

 

            Ngày 26-11-1995, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II gửi giới trẻ một sứ điệp cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 11 được tổ chức tại mỗi giáo phận địa phương trong năm 1996. Tuy nhiên, trong sứ điệp này, Đức Thánh Cha cũng đă lợi dụng để hướng giới trẻ về việc nghênh đón năm 2000, Đại Năm Thánh của Giáo Hội. Do đó, Đức Thánh Cha đă phác ra hết 4 chủ đề cho giới trẻ từ năm 1997 đến chính năm 2000.

            Theo chương tŕnh dọn ḿnh đón mừng Đại Năm Thánh 2000 của Giáo Hội, trong tông thư "Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến" (Tertio Millennio Adveniente), ở đoạn 30, Đức Thánh Cha đă phác ra hai thời kỳ dọn mừng. Thời kỳ dọn mừng xa, theo tông thư trên, ở đoạn 31 và các đoạn từ 32 đến hết 38, gồm có 3 năm là những năm 1994, 1995, 1996, và thời kỳ dọn mừng gần, tông thư trên xác định ở đoạn 39 và các đoạn từ 40 đến hết 54, cũng có 3 năm là những năm ngay trước năm 2000, đó là năm 1997, 1998, 1999. Trong thời kỳ dọn mừng gần, tức thời kỳ dọn mừng của năm 1997, 1998 và 1999, cũng trong tông thư nói trên, Đức Thánh Cha đă ấn định rơ: chủ đề năm 1997 là Chúa Kitô, chủ đề năm 1998 là Chúa Thánh Thần, và chủ đề năm 1999 là Chúa Cha. Tất nhiên năm 2000 là chính năm kính mầu nhiệm nhập thể của Chúa Kitô. Đó là lư do Đức Thánh Cha đă phác ra bốn chủ đề cho giới trẻ theo chiều hướng chung này.

            Sau đây là sứ điệp của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II khai triển chủ đề cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 11 được cử hành tại các giáo phận địa phương trong năm1996.

           

 

      "Lạy Chúa, chúng con c̣n biết theo ai? Chúa có những lời sự sống đời đời" (Jn.6:68).

            "Tôi mong được gặp anh em để tôi có thể chia sẻ cho anh em một thứ tặng ân thiêng liêng, làm anh thêm kiên cường, đó là, để chúng ta được phấn khởi nhờ đức tin của nhau, cả của anh em lẫn của tôi" (Rm.1:11-12).

            Những lời của thánh tông đồ Phaolô nói với các Kitô hữu giáo đoàn Rôma đă gói ghém mối t́nh cảm mà Cha ngỏ với tất cả các con, khi chúng ta bắt đầu dọn ḿnh cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 11.

            Thật thế, Cha đến với các con bằng tinh thần, mang theo cũng một ước nguyện là được gặp gỡ các con ở mọi góc biển chân trời, nơi mà các con đang đối đầu với cam go, với cuộc thám du hằng ngày của cuộc sống: trong gia đ́nh của các con, nơi các con học tập và làm việc, trong những cộng đồng của các con, nơi các con tụ họp lại để nghe lời Chúa và để mở ḷng ḿnh ra cho Ngài bằng kinh nguyện.

            Ánh mắt của Cha đặc biệt hướùng về thành phần giới trẻ mà bản thân chịu quá nhiều đọa đầy là những ǵ vẫn làm tổn thương đến nhân loại: đó là thành phần giới trẻ khốn khổ v́ chiến tranh, v́ bạo lực, v́ đói khát và bần cùng, nhờ đó họ nối dài nỗi khổ đau của Chúa Kitô, Đấng bằng cuộc Vượt Qua của ḿnh gắn liền với những kẻ bị đè nén dưới gánh nặng đau thương và bất công.

            Năm 1996 là năm Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ diễn ra tại các cộng đồng giáo phận như thường, với ư hướng vọng về một cuộc gặp gỡ chung toàn thế giới tới sẽ đưa chúng ta đến Balê năm 1997. 

            Chúng ta đang tiến đến Đại Năm Thánh 2000, một điểm hẹn mà, trong tông thư Thiên Niên Thứ Ba Đang Đến (Tertio Millennio Adveniente), Cha đă mời gọi toàn thể Giáo Hội sửa soạn bằng việc ăn năn cải thiện tâm hồn và đời sống.

            Giờ đây Cha cũng xin các con lănh lấy việc sửa soạn này với cùng một tinh thần và mục đích. Căn cứ vào những lời của Phúc Âm, tương hợp với những đề tài được tŕnh bày cho toàn thể Giáo Hội vào mỗi năm, Cha kư thác cho các con một chương tŕnh hành động như là một hướng dẫn cho những Ngày Giới Trẻ Thế Giới tới đây:

            1997: "Lạy Thày, Thày hiện đang ở đâu? - Hăy đến mà xem" (Jn.1:38-39).

            1998: "Chúa Thánh Thần sẽ dạy các con hết mọi sự" (Jn.14:26).

            1999: "Chúa Cha yêu thương các con" (Jn.16:27).

            2000: "Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Jn.1:14).

            Cha đặc biệt kêu gọi các con, hỡi giới trẻ, hăy hướng nh́n vào ngưỡng cửa của thời điểm năm 2000, khi nhớ lại rằng "tương lai của thế giới và của Giáo Hội đều thuộc thế hệ trẻ, thuộc về những người được sinh trong thế kỷ này song sẽ thành nhân trong thế kỷ tới đây, thế kỷ đầu tiên của một ngàn năm mới... Nếu họ tiếp tục theo con đường mà Người đă chỉ cho họ, họ sẽ hân hoan đóng góp vào việc làm cho Người hiện diện trong thế kỷ tới" (Tông thư "Thiên Niên Thứ Ba Đang Đến", đoạn 58).

            Trong khi chúng ta tiến đến Đại Năm Thánh, chớ ǵ các con hăy mang theo bên ḿnh hiến chế Vui Mừng Và Hy Vọng (Gaudium et Spes) của công đồng chung mà Cha muốn đề nghị với tất cả các con, như Cha đă đề nghị với đồng bạn của các con thuộc lục địa Âu Châu ở Loreto hồi tháng chín vừa rồi. Đó là một "văn kiện giá trị và luôn mới mẻ... Các con hăy chuyên chú đọc đi đọc lại văn kiện này. Các con sẽ t́m gặp ở nơi nó ánh sáng để thấy rơ ràng ơn gọi của các con, như là những người nam nữ được kêu gọi đến trong một thời điểm vừa tuyệt vời lại vừa bi thảm này, và như là những tay thiện nghệ của t́nh huynh đệ cũng là những nhà xây dựng ḥa b́nh" (Huấn Từ cho buổi Nguyện Kinh Truyền Tin ngày 10-9-1995).

 

            "Lạy Chúa, chúng con c̣n biết theo ai?". Mục đích và mục tiêu của đời sống chúng ta là Người, Chúa Kitô, Đấng đang chờ đợi chúng ta - riêng mỗi một người cũng như chung tất cả - để dẫn chúng ta vượt qua những ranh giới của thời gian mà tiến đến một cuộc gắn bó đời đời với Thiên Chúa là Đấng yêu thương chúng ta.

            Thế nhưng, nếu vĩnh cửu là đường chân trời của chúng ta, những con người đói khát chân lư và hạnh phúc, th́ lịch sử là môi trường dấn thân hằng ngày của chúng ta. Đức tin dạy chúng ta rằng định mệnh của con người được viết trong tâm trí của Thiên Chúa, Đấng điều khiển tiến tŕnh lịch sử. Nó cũng dạy chúng ta rằng Chúa Cha đặt trong bàn tay của chúng ta công việc khởi công xây đắp trên trái đất này nước trời mà Chúa Con đă đến loan báo và sẽ được hoàn thành vào lúc tận cùng thời gian.

            Vậy phận sự của chúng ta là sống trong lịch sử, sát cánh với đồng bạn của ḿnh, bằng cách chia sẻ những lo âu và hy vọng của họ, v́ Kitô hữu là và phải hoàn toàn là một con người cho thời điểm của ḿnh. Họ không thể nào vượt thoát sang một qũi đạo khác mà không biết ǵ về những tai biến nơi thế kỷ của ḿnh, mà nhắm mắt bịt tai trước nỗi đau thương tràn lan trong cuộc sống. Ngược lại, là con người mặc dầu không thuộc về song đă ch́m sâu trong thế gian này, người Kitô hữu phải mau sẵn đến với bất cứ nơi nào có ai trong anh em ḿnh đang cần giúp đỡ, khóc lóc cần lau mặt, đ̣i hỏi cần đáp ứng. Chúng ta sẽ bị xét xử căn cứ vào điều này!

            Nhớ lại lời cảnh giác của Thày ḿnh là: "Ta đói các con đă cho Ta ăn, Ta khát các con đă cho Ta uống, Ta là lữ khách các con đă tiếp đón Ta, Ta trần truồng các con đă mặc cho Ta, Ta yếu đau các con đă thăm viếng, Ta bị giam cầm các con đă đến với Ta" (Mt.25:35-36), chúng ta phải mang "giới răn mới" (Jn.13:34) ra thực hành.

            Như thế, chúng ta sẽ chống lại cái mà ngày nay làm cho văn minh nứt mẻ, để hiên ngang tái xác nhận một thứ "văn minh yêu thương", một thứ văn minh duy nhất có thể mở ra cho con người của thời đại chúng ta những chân trời đích thực b́nh an và bền vững công chính, trong kỷ cương và đoàn kết.

            Đức bác ái cũng phải là một đại lộ dẫn chúng ta đến đích điểm của Đại Năm Thánh. Để đến được điểm hẹn này, chúng ta cần phải làm sao đối diện với chính ḿnh và thực hiện một cuộc khảo sát gắt gao lương tâm của ḿnh, một điều kiện không thể châm chước cho việc cải thiện sâu xa, một việc cải thiện có thể làm biến đổi đời sống của chúng ta và ban cho nó một ư nghĩa đích thực, khiến cho thành phần tín hữu có thể yêu mến Thiên Chúa hết ḷng, hết linh hồn và hết sức ḿnh, và yêu thương tha nhân như bản thân ḿnh (x.Lk.10:27).

            Nhờ liên hợp đời sống thường nhật của ḿnh với Phúc Âm của vị Tôn Sư duy nhất, Đấng có "những lời ban sự sống đời đời", các con mới có thể trở nên những tay thợ chuyên môn làm việc cho công lư, bằng cách sống theo giới răn này là giới răn làm cho t́nh yêu trở thành một giới tuyến mới của chứng tá Kitô giáo. Đây là một lề luật làm biến đổi thế giới (x.hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng, đoạn 38).

            Trước hết giới trẻ các con cần làm chứng mănh liệt về t́nh yêu đối với sự sống là một tặng ân của Thiên Chúa. T́nh yêu này phải trải dài đối với từng sự sống, từ lúc khởi sự cho đến hoàn thành, và phải chống lại mọi nỗ lực biến con người trở nên viên quản thủ sự sống của anh em ḿnh, của sự sống thai nhi, của sự sống tàn tạ hay sự sống của thành phần tật nguyền và yếu kém.

            Cha xin giới trẻ các con trở nên những vị tiên tri rao giảng sự sống, bởi các con là những con người, theo tự nhiên và bản năng, làm cho t́nh yêu đối với sự sống của ḿnh thành một đường chân trời ước mơ của các con, cũng như thành một chiếc cầu vồng hy vọng của ḿnh. Các con hăy đóng vai vị tiên tri rao giảng sự sống này bằng lời nói cũng như bằng việc làm của các con, chống lại thứ văn minh vị kỷ thường coi con người là một phương tiện hơn là một đích nhắm, hủy hoại cả nhân phẩm lẫn cảm xúc cho duy lợi lộc. Các con hăy làm như thế bằng việc cụ thể giúp đáp những ai cần đến các con, và những ai không được các con giúp đáp họ có thể liều ḿnh đi đến t́nh trạng tuyệt vọng.

            Sự sống là một tài năng (x.Mt.25:14-30) được ủy thác cho chúng ta để chúng ta có thể biến đổi nó và tăng triển nó, làm nó thành một tặng vật cho những người khác. Không ai là một tảng băng đá lềnh bềnh trôi trên đại dương của gịng lịch sử cả. Mỗi người trong chúng ta thuộc về một đại gia đ́nh, trong đó, ai cũng có chỗ riêng của ḿnh và thực thi vai tṛ riêng của họ. Vị kỷ biến con người thành câm điếc; yêu thương mở ḷng trí con người, giúp con người làm cho việc đóng góp nguyên tuyền và không ai thay thế được của họ đó, cùng với cả ngàn những việc làm của nhiều anh chị em khác, thường khác biệt và vô danh, hợp lại thành một cấu trúc bác ái để có thể làm đảo lộn chiều sóng của lịch sử.

 

            "Lạy Chúa, chúng con c̣n biết theo ai? Chúa có những lời sự sống đời đời".

            Khi thấy rằng lời nói của ḿnh quá căng thẳng, làm cho nhiều môn đệ bỏ ḿnh, Chúa Giêsu hỏi ít người c̣n ở lại với Người rằng: "Các con cũng sẽ bỏ đi chứ?" Thánh Phêrô trả lời: "Lạy Chúa, chúng con c̣n biết theo ai? Chúa có những lời sự sống đời đời" (Jn.6:67-68). Thế rồi các vị chọn ở lại với Người. Họ ở lại v́ Thày của các vị có "những lời sự sống đời đời", những lời trong khi hứa sự sống vĩnh cửu cũng ban cho cuộc sống trọn vẹn ư nghĩa.

            Có những lúc và những hoàn cảnh cần phải chọn lựa dứt khoát cho cả một cuộc đời. Chúng ta đang cảm nghiệm thấy, như các con biết đấy, những lúc khó khăn thường khó phân biệt được lành dữ, những vị thày thật hay giả. Chúa Giêsu cảnh giác chúng ta rằng: "Hăy coi chừng đừng để ḿnh bị đánh lừa; v́ nhiều người sẽ nhân danh Thày mà đến nói 'Ta là Người!' và 'thời điểm đă gần rồí!' Chớ có đi theo họ" (Lk.21:8). Các con hăy cầu nguyện và lắng nghe những lời của Người; các con hăy theo sự dẫn dắt của các vị chủ chăn chân thật; đừng bao giờ nhường bước trước sự ve văn và những ảo ảnh mau qua của thế gian là những ǵ thường làm cho con người thất vọng một cách thảm hại.

            Chính trong những lúc khó khăn, những lúc thử thách, mới đo lường được tính chất của những quyết định. Bởi thế, chính trong thời điểm khó khăn này mà mỗi một người trong các con được kêu gọi để can đảm quyết định. Không có những ngơ tắt để đạt tới hạnh phúc và ánh sáng đâu. Sự kiện này được chứng tỏ nơi cực h́nh phải chịu bởi tất cả những người mà, trải qua lịch sử loài người, không ngừng t́m kiếm ư nghĩa của cuộc sống, để giải đáp cho những vấn nạn được viết trong tâm khảm mỗi một con người. 

            Các con biết rằng những vấn nạn này không là ǵ khác ngoài việc bộc lộ ḷng mong ước vĩnh hằng mà Thiên Chúa đă gieo vào trong mỗi một người chúng ta. Bởi thế, cảm nhận được ư nghĩa của phận sự và hy sinh, các con phải bước theo những con đường cải thiện, dấn thân, t́m ṭi, làm việc, phục nguyện, đối thoại, tôn trọng tất cả mọi người, không thối lui trước những thất bại, biết rằng sức mạnh của các con là ở nơi Chúa, Đấng lấy t́nh yêu dẫn dắt những bước đi của các con và sẵn sàng tiếp nhận các con như đứa con hoang đàng (x.Lk.15:11-24).

            Giới trẻ yêu dấu, Cha đă xin các con làm "những vị tiên tri rao giảng sự sống và yêu thương". Cha cũng xin các con làm "những vị tiên tri rao giảng niềm vui" nữa: Thế giới phải nhận ra chúng ta nhờ khả năng chúng ta có thể truyền đạt cho đồng bạn của ḿnh dấu chỉ thật hy vọng đă được hoàn toàn thể hiện: đó là Chúa Giêsu, Đấng v́ chúng ta đă chết và sống lại.

            Các con đừng quên rằng "tương lai của nhân loại nằm ở trong tay những người có khả năng cung cấp cho những thế hệ sau này lư do để sống động và để phấn khởi" (hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng, đoạn 31).

            Được thanh tẩy bằng bí tích ḥa giải, hoa trái của t́nh yêu thần linh và của ḷng thống hối chân thành nơi các con, bằng việc tranh đấu cho công lư và sống trong niềm biết ơn Thiên Chúa, các con có thể trở thành những vị tiên tri uy tín và thế lực của niềm vui trong một thế giới đầy mù mịt và sầu buồn này. Các con sẽ là những vị tiền hô loan báo "thời điểm viên trọn", một thời điểm được nhắc lại qua biến cố Đại Năm Thánh 2000. 

ù            Con đường mà Chúa Giêsu chỉ cho các con đi th́ không dễ bước. Ngược lại, nó là một con đường ngoằn ngoèo dẫn lên núi. Các con đừng nản ḷng! Con đường càng dốc đứng, nó càng chóng hướng lên những chân trời khoáng đại hơn. Xin Mẹ Maria, Vỉ Sao Chiếu Sáng Phúc Âm, dẫn dắt các con! Dễ dậy như Người trước thánh ư của Chúa Cha, các con hăy bước lên khán đài lịch sử như những chứng nhân trưởng thành và hiên ngang.

            Cùng với Mẹ và các thánh tông đồ, từng giây phút, các con hăy lập lại lời tuyên xưng đức tin của các con trước nhan thánh sống động của Chúa Giêsu Kitô là: "Chúa có những lời sự sống đời đời!"

 

 

                    Vatican 26/11/1995, Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua.

Gioan-Phaolô II.

 

    (Tài liệu trích dịch từ The Pope Speaks Vol.41, No.3 May/June 1996)